Bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên méo miệng bao lâu thì trẻ phục hồi? Bệnh viện cũng vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới 9 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Điều đặc biệt là trường hợp này ngoài méo mồm còn bị liệt cả nửa người. Đối với trường hợp liệt dây thần kinh số 7 trung ương như bệnh nhi này, việc điều trị khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. (more…)
Trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh có nguy hiểm không? cách chữa trị ra sao? Trật khớp háng bẩm sinh nếu được phát hiện kịp thời ngay sau sinh và được điều trị đúng cách, khả năng khỏi hoàn toàn của bé là khoảng 90 - 95% mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Theo các bác sĩ, trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh chiếm tỷ lệ hiếm gặp (1/800 - 1000 trẻ), (more…)
Bệnh bạch biến ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa bệnh & các lưu ý: Bạch biến ban đầu xuất hiện từ các mảnh da nhỏ, sau đó lan dần ra. Khi da tổn thương nổi rõ lên ở mặt, bàn tay, cổ tay. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1 đến nhiều cm. Đốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường. (more…)
Những tác hại khi cho trẻ em uống trà sữa khiến bé bị ngộ độc ảnh hưởng sức khỏe: một bữa ăn của trẻ phải đảm bảo các nhóm thực phẩm như bột, đường, đạm, béo, rau và trái cây. Lượng đường trong một ly trà sữa sẽ cao hơn đường trong cơm hoặc bún mà trẻ ăn. Do đó, nếu trẻ uống trà sữa trong bữa phụ thì cha mẹ cần giảm lượng đường trong bữa ăn chín để đảm bảo cân đối. (more…)
Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm: sốt mấy ngày, bị sưng lợi trong bao lâu? Mọc răng hàm ở bé là một quá trình khá tốn kém thời gian mà bé sẽ phải trải qua. Trong thực tế, bé sẽ mất 3 năm đầu tiên để mọc đầy đủ cả hàm răng. Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh. (more…)
Chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ, không chịu giao tiếp xã hội phải làm sao? Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn hiếm gặp và nó thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn ở người lớn. Thông thường, nó sẽ xuất hiện khi trẻ được năm tuổi nhưng chỉ được phát hiện khi trẻ đến tuổi đi học. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng im lặng có chọn lọc thường gặp ở trẻ nhỏ: (more…)
Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não: nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa trị: Trẻ mắc bệnh viêm màng não thường là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng, hoặc do bị bệnh viêm mũi họng lâu ngày nhưng không điều trị đúng cách hoặc không tới nơi tới chốn. Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang và đó cũng có thể là biến chứng cơ hội của phẫu thuật não, đầu hay cổ. (more…)
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non tại nhà đúng chuẩn để bé phát triển tốt nhất: Trẻ sinh non không được hưởng trọn vẹn 40 tuần thai kỳ trong bụng mẹ vì vậy rất dễ gặp tổn thương bởi các biến chứng. Nhiều trẻ may mắn được sinh ra khỏe mạnh dù thiếu tháng, nhưng cũng có rất nhiều trẻ sinh non phải đối diện với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, chảy máu não, suy thận, vàng da và thiếu máu. (more…)
Học cách tạo thói quen cho con ngủ trưa cho bé mà bố mẹ cần biết: Trẻ 2-3 tuổi cần ngủ ít nhất 11 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ trưa cũng cần thiết và kéo dài khoảng 1,5 đến 2 tiếng. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này bắt đầu lên giường khoảng 19-21h tối và thức dậy lúc 6h30-8h sáng. Mặc dù có mô hình giấc ngủ gần giống như người lớn, nhưng trẻ tuổi này trải qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp giấc ngủ. Vì vậy, trẻ hay thức giấc hơn người lớn và bạn phải rèn trẻ cách tự dỗ mình ngủ lại. (more…)
Mang thai sinh đôi khác trứng là gì? có nguy hiểm không? trẻ có thông minh không?: Các cặp song sinh khác trứng cũng giống như các anh chị em ruột có cùng cha mẹ nhưng khác ở chỗ được hình thành trong cùng thai kỳ. Cấu trúc gen của những cặp song sinh này chỉ giống nhau khoảng 50%, mỗi người đều nhận được một nửa ADN từ trứng của mẹ và một nửa ADN từ tinh trùng của cha. (more…)