Hiện tượng cương dương ở trẻ em có sao không? bố mẹ nên làm gì? Với các bé 3 - 5 tuổi thì hay tò mò về bộ phận sinh dục của mình, vì thế các bé hay nghịch ngợm chúng, nhất là các bé trai sẽ tìm thấy những cảm giác dễ chịu khi nghịch bộ phận sinh dục. Và một nguyên nhân nữa là các bé trai khi buồn tiểu thì dương vật cũng cứng lên nhưng sau khi đi tiểu dương vật sẽ mềm lại bình thường. (more…)
Nguyên nhân bị bệnh xơ nang ở trẻ nhỏ, triệu chứng & cách chữa trị: Ở các trường hợp xơ nang, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 1.480 acid amin thiếu đi một phenylalanine của gen mã hóa xơ nang do sự biến dị nhánh dài của nhiễm sắc thể 7. Các tuyến ngoại tiết bị ảnh hưởng xuất tiết ra niêm dịch một cách bất thường làm tắc ống tuyến và tuyến trong các tạng, làm giãn các tuyến xuất tiết, tổn thương các mô xuất tiết, các chất xuất tiết của đường hô hấp chứa một đậm độ cao ADN khiến cho đờm rất đặc và quánh. (more…)
Trẻ bị nhiễm giun sán: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị cho bé mau khỏe: Cách tốt nhất để nhận biết trẻ bị nhiễm giun hay không là kiểm tra hậu môn của trẻ bằng việc soi đèn khi bé đang ngủ. Tuy nhiên, theo như các bác sĩ chia sẻ thì bạn có thể sử dụng băng dính dán lên hậu môn của trẻ để phát hiện ra trứng của giun kim nếu như trẻ có các biểu hiện nhiễm giun như trên. (more…)
Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng & cách chữa: Thời gian bán huỷ của cloramphenicol ở sơ sinh là 24 giờ, trong khi đó ở người lớn là 4 giờ, nên khi dùng cloramphenicol ở trẻ sơ sinh có thể gây ngộ độc (gây hội chứng xám: “gray syndrome” ở sơ sinh). Do vậy, khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ đẻ non thì phải giảm liều và kéo dài khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc. (more…)
Bệnh mụt lẹo ở trẻ em: triệu chứng, nguyên nhân & cách chữa trị: Chắp mắt là một khối u nhỏ gây cộm và đau nhức ở vùng bên trong mí mắt hoặc có thể giống một nốt mụn ở gốc lông mi. Chắp mắt nằm dưới mí thường khó phát hiện ra ở giai đoạn đầu nhưng hầu như chúng đều gây ra đỏ mí mắt, đau nhức mắt và ngứa. (more…)
Tìm hiểu hội chứng Patau ở trẻ: dấu hiệu, nguyên nhân & cách chữa trị: Do mắc quá nhiều dị tật nên hầu hết các bé bị hội chứng patau chỉ sống được vài giờ hoặc ngày sau khi chào đời. Một số khác sống được khoảng 6 tháng, rất ít trường hợp sống được trên 1 năm. Rất hiếm trẻ sống được tới lúc trưởng thành. Nếu sống sót tới độ tuổi này, trẻ cũng chậm phát triển, không được khỏe mạnh và lanh lợi như bạn bè cùng trang lứa... (more…)
U máu ở trẻ sơ sinh là gì? nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa & dấu hiệu phục hồi: Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thông tin chính xác nguyên nhân gây ra bệnh u máu ở trẻ em. Tuy nhiên, có thể chia các u máu thành hai loại sau: Khối u máu ở trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): những u này thường xuất hiện khi bé được vài tuần đến vài tháng tuổi dưới dạng một vết đỏ như nốt ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần và đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất. (more…)
Cách tập cho bé đánh răng bằng bàn chải đúng cách bố mẹ nên biết: Khi những chiếc răng xinh xắn bắt đầu nhú lên, khỏi phải nói các mẹ thấy vui đến cỡ nào! Rồi theo thời gian, những chiếc răng đó cũng “lớn” lên cùng với con và chẳng mấy chốc toàn bộ hàm răng sữa đáng yêu của con đã xuất hiện. Lúc này, hẳn mẹ sẽ lại lo lắng khi miệng con bắt đầu có mùi. (more…)
Trẻ sốt mọc răng: nên uống thuốc gì? tắm được không? bao lâu thì khỏi: Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi. Bác sĩ Việt cho biết, trẻ sốt mọc răng thường có những triệu chứng sau: Trẻ chảy dãi: Nhiều trẻ khi mọc răng thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng. Khi mọc răng, cơ thể của trẻ yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kì này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ. (more…)
Tìm hiểu về răng trẻ sơ sinh: răng hàm, răng nanh...và các loại bỏ răng sữa của bé: Bình thường trẻ sinh ra thì chưa có răng, song có một số ít trường hợp trẻ mới sinh ra đã có răng (tên khoa học là natal teeth) hoặc mọc lên trong tháng đầu tiên sau khi sinh (neonatal teeth) được gọi là răng sơ sinh. Thường gặp răng sơ sinh ở vị trí răng cửa giữa HD, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa HT hoặc răng hàm thứ nhất. (more…)